10 điều thú vị về loài ong

Ong có đến hơn 20.000 chủng, tồn tại từ hơn 100 triệu năm trước, giữ cân bằng hệ sinh thái lẫn sản xuất nông nghiệp.

Theo tờ World Bee Day, một phần ba sản lượng lương thực của con người phụ thuộc hoàn toàn vào việc thụ phấn của loài vật có cánh bé nhỏ này. Chúng cung cấp thực phẩm chất lượng cao (mật, phấn hoa, sữa ong chúa) và loạt chế phẩm hỗ trợ y tế cùng các ngành công nghiệp khác (sáp, keo hay nọc ong mật…).

Từ bao đời nay, ong được mệnh danh là một trong những công nhân siêng năng nhất hành tinh, lao động vì người khác. Ảnh: Shutterstock - Tracybee

Từ bao đời nay, ong được mệnh danh là một trong những “công nhân” siêng năng nhất hành tinh, lao động vì người khác. Ảnh: Shutterstock – Tracybee

Các chuyên gia trên các chuyên trang quốc tế về ong chỉ ra 10 điều thú vị về loài vật này:

Loài thụ phấn “siêu quan trọng”

Theo WWF, gần 90% loài thực vật hoang dã và 75% cây trồng toàn cầu phụ thuộc vào quá trình thụ phấn của ong.

“Một phần ba sản lượng lương thực của con người phụ thuộc hoàn toàn vào việc thụ phấn của loài vật có cánh bé nhỏ”, trang này viết.

Cụ thể, cây trồng được thụ phấn có giá trị gấp 5 lần so với loài không thụ phấn.

Tập tính sống thành đàn

Ong là loài vật có tính xã hội cao, thường sống thành từng đàn. Các thành viên của “hợp tác xã” này được chia thành ba loại gồm:

Ong chúa: chịu trách nhiệm sinh sản trong đàn. Nó cũng tạo ra các chất hóa học hướng dẫn hành vi của các cá thể ong khác.

Ong đực: có trách nhiệm giao phối với ong chúa để duy trì giống nòi. Chúng sẽ sống trong tổ suốt mùa xuân và mùa hè, rồi chết ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tuổi thọ trung bình của ong đực khoảng 55 ngày.

Ong thợ: là ong cái nở ra từ trứng thụ tinh của ong chúa. Chúng có nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn gồm: phấn hoa, mật hoa; làm sạch và lưu thông không khí bằng cách đập cánh. Thành viên này là loài duy nhất bay bên ngoài tổ ong.

Ong chúa có thể được thay thế

Nếu ong chúa chết, người nuôi có thể tạo ra một “nữ hoàng” mới.

“Họ sẽ chọn một ấu trùng non và cho nó ăn sữa ong chúa để phát triển thành ong chúa mới”, theo trang Natgeokids.

Ong có bốn cánh

Nhiều người vẫn nghĩ loài ong chỉ có hai cánh, nhưng sự thật chúng có đến bốn (hai cánh trên lớn và hai cánh ở dưới nhỏ) chia đều mỗi bên.

Khi bay, cánh trước và cánh sau gắn chặt nhau bằng cách sử dụng một hàng móc nhỏ.

Ngoài công dụng giúp làm mát tổ, làm bay hơi nước trong mật hoa, loài vật này còn sử dụng đôi cánh của mình để giao tiếp với các thành viên khác trong đàn.

Tốc độ bay nhanh

Khi bay đến nguồn thực phẩm, tốc độ tối đa của ong thợ khoảng 21-28 km/h và 17 km/h khi bụng chúng chứa đầy mật hoa, phấn hoa hoặc keo ong.

Những thùng ong là nơi cư trú của hàng nghìn cá thể. Ảnh: Tracybee

Những thùng ong là nơi cư trú của hàng nghìn cá thể. Ảnh: Tracybee

Khứu giác nhạy cảm

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia công bố trên tạp chí “Nghiên cứu bộ gen”, ong mật có 170 thụ thể mùi trong râu của chúng. Do đó, chúng thường dùng râu để xác định vị trí những bông giàu phấn hoa.

Ong cũng sử dụng khứu giác để xác định vị trí của những con ong khác.

Ong thợ có tuổi thọ ngắn

Quãng đời ong thợ tùy thuộc vai trò từng cá thể trong đàn và thời gian chúng được sinh ra. Nếu ra đời vào mùa xuân hoặc hè, các “công nhân chăm chỉ” này có cuộc sống ngắn ngủi trong 6-7 tuần bởi chúng thường lao động vất vả hơn. Trong lúc này, chúng có thể tiết ra khoảng một phần mười hai thìa cà phê mật ong.

Ong chúa sống rất lâu

Theo Buzza Bout Bees, một con ong chúa khỏe mạnh có thể đẻ liên tục, vào mùa cao điểm, lượng trứng thậm chí rơi vào khoảng 2.000-3000 trong một ngày.

Ong chúa có thể sống 3-4 năm hoặc 6 năm với điều kiện không gặp vấn đề về sức khỏe.

Nhảy để giao tiếp

Ong mật có một động tác nhảy được gọi là “vũ điệu lắc lư”. Trang WFF cho biết, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sussex (Anh) đã mất đến hai năm nghiên cứu điệu nhảy này.

Theo các chuyên gia, thực ra đó không phải là động tác khiêu vũ, mà là cách giao tiếp thông minh giữa loài vật này. Khi một con ong thợ quay về tổ, nó sẽ di chuyển theo hình số tám và lắc lư để để thông báo với đồng đội phải đi đâu để tìm nguồn thức ăn tốt nhất.

Nguy cơ tuyệt chủng

Loài vật này đang đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng rất lớn. Tờ Science Daily cho biết nghiên cứu của nhóm nhà khoa học tại Đại học Ottawa (Mỹ) cho thấy quần thể ong vò vẽ sống sót đã giảm trung bình hơn 30%.

Những nguyên nhân dẫn đến sự việc này là môi trường sống của chúng đang bị xâm chiếm, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thuốc trừ sâu, bệnh và ký sinh trùng của ong.

Một trong những trang trại ong của Tracybee. Ảnh: Tracybee

Một trong những trang trại ong của Tracybee. Ảnh: Tracybee

Công ty TNHH Ong Mật Tracybee là một trong những doanh nghiệp nổi bật của ngành ong Việt Nam. Đơn vị thành lập từ năm 2012, bởi gia đình có nghề nuôi ong truyền thống. Doanh nghiệp sở hữu trại ong với số lượng lên đến hơn 3.000 đàn ong mật và 400 đàn ong sữa, với tổng sản lượng mật thu hoạch trung bình một năm hơn 200 tấn.

“Các nhà khoa học luôn cảnh báo loài ong có nguy có tuyệt chủng. Với sự hiểu biết, lòng yêu nghề, thiên nhiên lẫn cuộc sống, chúng tôi luôn cố gắng gìn giữ, bảo tồn loài ong, duy trì mùa màng và đóng góp cho sự cân bằng sinh thái của thế giới”, bà Lê Ngọc Thu Trang – CEO Tracybee – chia sẻ.

Nguồn: https://ngoisao.vnexpress.net/10-dieu-thu-vi-ve-loai-ong-4373843.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *